Ngày nay kim loại rất phổ biến, rất nhiều đồ vật xung quanh chúng ta được làm bằng kim loại như quạt, song sắt cửa sổ, các linh kiện xe máy, phụ tùng xe đạp.... Bạn đã biết tới kim loại tuy nhiên bạn đã biết có bao nhiêu kim loại khác nhau? tính chất và ứng dụng của từng loại kim loại hay chưa?

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp gọi là matallon) là một dạng nguyên tố có khả năng tạo ra các ion dương và có chứa các liên kết kim loại. Trong bảng tuần hoàn hóa học có tới 80% các nguyên tố là kim loại, các nguyên tố còn lại là á kim và phi kim. Một số nguyên tố kim loại phổ biến nhất có thể kể tới như nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan...

Kim loại

Kim loại

Rất khó để tìm được kim loại nguyên chất tồn tại trong tự nhiên (dạng tự do) mà chúng chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất.

Các kim loại nói chung thường có phản ứng hóa học khá mạnh, nhất là phản ứng với oxy và tạo thành oxit. Tùy thuộc vào từng loại kim loại mà thời gian phản ứng khác nhau, nếu như sắt sẽ bị gỉ trong thời gian vài năm thì kiềm lại ngay lập tức bốc cháy khi gặp oxy. Chính vì tính chất phức tạp vậy nên quá trình bảo quản một số kim loại phải đòi hỏi nhưng phương pháp hết sức đặc biệt.

Kim loại bị gỉ

Kim loại rất dễ bị gỉ khi tiếp xúc với oxy

Tính chất vật lý của kim loại

  • Tại nhiệt độ tiêu chuẩn (0 độ C) thì kim loại thường tồn tại ở dạng rắn (trừ thủy ngân ở dạng lỏng)
  • Đến một ngưỡng nhiệt độ nhất định kim loại lại tồn tại ở dạng lỏng hoặc dạng hơi,
  • Kim loại có xu hướng có ánh kim, dễ kéo dài và dát mỏng.
  • Là chất dẫn điện, nhiệt tốt.
  • Có khối lượng riêng lớn chính vì vậy các kim loại thường nặng hơn so với phi kim.
  • Dễ bị oxy hóa

Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng rắn

Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng rắn

Các loại kim loại phổ biến.

Kim loại được phân loại thành một số loại phổ biến sau:

  • Kim loại cơ bản: đây là các loại kim loại có khả năng bị oxy hóa hoặc dễ bị ăn mòn như sắt, niken, kẽm, đồng, chì. Đặc điểm chung của các kim loại này là có giá thành rẻ, dễ bị oxy hóa và phản ứng với axit clohidric loãng để tạo ra hydro.
  • Kim loại đen: là các kim loại có màu đen như sắt, titan, crom... đây là các kim loại có nguồn gốc từ hơn 200 triệu năm trước.
  • Kim loại màu: bao gồm các kim loại có màu khác với màu đen như vàng, bạc, đồng, kẽm. Các kim loại màu như vàng có màu vàng, bạc có màu bạc, đồng có màu đỏ nhạt...
  • Kim loại dùng để đúc đồ vật: là các kim loại sử dụng để đúc tiền thời xưa, thường được định giá bằng lượng kim quý chứa trong chúng.

Trong lõi trái đất chứa rất nhiều kim loại (chủ yếu là sắt), phần lớp vỏ thì lượng kim loại ít hơn so với phi kim và tồn tại hầu hết dưới dạng hợp chất có trong các khoáng sản hoặc mỏ quặng. Một số kim loại ít hoặc không phản ứng với oxy thì tồn tại dưới dạng nguyên chất (kim loại quý) như vàng, bạc, đồng, platin...

Lõi trái đất

Lõi trái đất chưa chủ yếu là sắt